Danh nhân Nam Bộ
Sơn Nam
Giới thiệu về
danh nhân
Son Nam không chỉ là nhà văn, nhà khảo cứu với hàng chục tác phẩm được nhiều thế hệ yêu thích như: Hương Rừng Cà Mau; mùa len trâu; Đất Gia Định – Bến Nghé Xưa và Người Sài Gòn. Nhà văn Sơn Nam còn được ví như pho sử liệu sống về văn hóa, lịch sử, xã hội, phong tục tập quán, lễ hội, phương ngữ… của người và đất phương Nam từ thời khẩn hoang.
Triển lãm ảo
Nhà lưu niệm Sơn Nam
Nhà được xây theo kiểu nhà 3 gian Nam bộ trong khuôn viên rộng hơn 2.000 m2. Trong nhà lưu niệm có hàng trăm cuốn sách, thủ bút của cố nhà văn cũng như nhiều kỷ vật gắn bó với ông như: Chiếc áo sờn, những chiếc máy đánh chữ cũ kỹ… Phía trước là bức tượng của nhà văn Sơn Nam do điêu khắc gia Nguyễn Sánh tạc, mắt nhìn hướng ra dòng sông Bảo Định. Đường dẫn vào nhà từ ngoài sân cho đến thềm được sắp xếp lạ mắt, mô phỏng theo hình bán đảo Cà Mau gồm 82 khối đá tổ ong tượng trưng cho số tuổi của nhà văn.
"Sơn Nam là một nhà văn tiêu biểu của Nam bộ, và cũng là của dân tộc Việt Nam; mặc dù ông từ chối và "bỏ lỡ" những giải thưởng và sự vinh danh, nhưng Sơn Nam là duy nhất không ai thay thế được."
Lê Minh Quốc – Nhà Báo
Hành trình của nhà văn Sơn Nam
Trong suốt cuộc đời mình, nhà văn Sơn Nam đã rong ruổi không biết bao nhiêu nẻo đường ngách đất, các vùng đất và con người Nam bộ luôn được nhắc đến trong sự quan sát, khám phá tinh tế, thầm lặng và sự diễn đạt tinh lọc, dễ hiểu qua tác phẩm của ông, cũng chính vì cái hình ảnh đi “xâm nhập thực tế” gần gũi đó mà độc giả và đồng nghiệp ai cũng thương mến gọi ông là “Ông già Nam Bộ” hay “Ông già đi bộ”.
1926
Sơn Nam (1926 – 2008) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng. Ông tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang).
1938 - 1939
Thời Tây hay vào làng để “ruồng bố” người dân, mà nhờ Sơn Nam ngày ấy giỏi tiếng Tây, bà con chòm xóm hay nhờ ông đi nói chuyện với “tụi Tây” giải thích cho chúng hiểu từng bồ lúa, con vịt, cây chuối đều là công sức lao động vất vả của người dân, nếu họ muốn lấy phải mua đàng hoàng chứ không được tự ý bắt của người ta. Nhờ vậy, hàng xóm thoát được nạn.
Niên thiếu
Sơn Nam từ nhỏ đã là một đứa trẻ học giỏi có tiếng, ông và anh trai đều được cho đi học trung học ở Cần Thơ và sống nhờ ở nhà họ hàng. Nhưng vì học giỏi, nên ông luôn được học bổng đỡ phải để cha mẹ lo toan.
1945
Ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam).Cùng năm, ông gặp gỡ với vợ ông sau này.
1948
Sơn Nam viết tác phẩm đầu tiên có tên “ Lúa reo”, sau đó là các truyện ngắn như “Bên rừng Cù Lao Dung” và “Tây đầu đỏ”.
1954
Sau Hiệp định Genève, Sơn Nam là nhà văn duy nhất gốc Nam Bộ được Trung ương mời ra Bắc để sống và viết, tuy nhiên ông chọn về lại Rạch Giá. Bắt đầu cuộc sống đi và viết về miền Nam của “Ông già Nam Bộ”.
1955
Ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…
1960 - 1961
Sơn Nam bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ.
1962
Tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” được xuất bản lần đầu vào tháng 3/1962. Đây là tập truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông. Nội dung lấy bối cảnh từ cuộc sống của người dân vùng U Minh vào khoảng 1930–1940.
1975
Ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam…
1995 - 2005
Nhà văn sinh sống và làm việc tại nhà nhà báo Đào Tăng và thường lui tới Nhà truyền thống Gò Vấp sinh hoạt. Đây là địa chỉ thân quen mà các phóng viên báo đài thường xuyên giao tiếp với nhà văn là quán cà phê Nhà truyền thống quận.
Ông thường xuyên chở ông đi lại khắp nơi bằng xe gắn máy để gặp gỡ các tòa soạn báo và tham gia các lễ hội đền miếu là nhà báo tự do Đào Tăng. Cho đến năm 2005, sau bị một lần gặp tai nạn Sơn Nam mới quay trở về nhà mình ở Bình Thạnh.
1999
Ông nhận giải Mai Vàng cho Nhà văn xuất sắc với tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” (tập 2 và 3 Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 1999).
2003
Toàn bộ các tác phẩm của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua tác quyền trọn đời.
2008
Ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn Nam – nhà văn được thân thương gọi “Ông già Nam Bộ” đã ra đi mãi mãi khi đã để lại cho đời hàng chục, hàng trăm tác phẩm văn học tiêu biểu về con người, vùng đất, con nước, tinh thần người dân miền Nam..
2023
Sau 15 năm ngày “Ông già đi bộ” ngừng đi, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt hai tập sách: “Nhà văn Sơn Nam – những góc đời riêng lạ” và “Sơn Nam – Đi và ghi nhớ”. Hai tập sách, như tâm nguyện của những người thực hiện, là hai “mảnh ghép” giúp người đọc hiểu thêm về nhà văn độc đáo trong dòng chảy văn hóa Nam bộ.
Cùng với sự kiện ra mắt 2 tập sách tưởng nhớ 15 năm ngày mất của nhà văn Sơn Nam, NXB Trẻ đã trích Quỹ Sơn Nam để trao tặng 24 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho các em nhỏ ở Hà Giang. Quỹ Sơn Nam được NXB Trẻ xây dựng từ việc mua tác quyền từ năm 2003, và từ những lần tái bản hoặc xuất bản sách mới của nhà văn Sơn Nam. Sách của ông tuy không bán chạy, nhưng có sức hút riêng với một lượng bạn đọc ổn định; vì vậy trong 20 năm qua, NXB đã in và phát hành 22 tập sách của nhà văn Sơn Nam và vẫn đảm bảo thực hiện thỏa thuận tác quyền cũng như duy trì hoạt động của Quỹ Sơn Nam.
Giá trị còn mãi với thời gian
Thời còn tại thế, Sơn Nam chưa bao giờ là một nhà văn giàu có về vật chất, thế nhưng tấm lòng mà ông dành cho người nghèo và trẻ em lại khiến ông trở thành một kẻ giàu có. Tác phẩm của Sơn Nam xưa nay đều được được độc giả đón nhận, hơn nữa, về sau khi nhà xuất bản Trẻ ký được toàn bộ bản quyền cả đời các tác phẩm của ông cùng số tiền chuyển thể phim nhận được, thế nhưng, Sơn Nam đã dùng tiền mà mình có được hầu hết giúp đỡ những số phận kém may mắn.
Nhắc tới Sơn Nam, không chỉ nhớ đến những tác phẩm tiêu biểu đầy kiến thức của ông mà còn là cả một kho tàng về tấm lòng thương mến, trân quý con người, miền đất Nam Bộ thân yêu.
Tác phẩm
Ông được biết đến với những tác phẩm văn học và nghiên cứu văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú. Một người hiểu về cuộc sống, con người và văn hóa của vùng đất Nam Bộ qua góc nhìn nhân văn, sâu sắc. Tác phẩm của Sơn Nam không chỉ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người và văn hóa của vùng đất Nam Bộ, mà còn là những tài liệu quý giá, góp phần lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa dân gian của Việt Nam.
Hương rừng Cà Mau
Đây là tập truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Nam.Nội dung lấy bối cảnh từ cuộc sống của người dân vùng U Minh vào khoảng 1930–1940.
Người Sài Gòn
Tác phẩm là điều kiện để biết thêm về Gia Định xưa, hiểu thêm tính cách của người Sài Gòn trong quá trình phát triển, xây dựng đến nay.
Biển cỏ miền Tây
Đọc tác phẩm này sẽ càng thấm thía dư vị chân chất, mộc mạc nhưng rất đỗi thân thương của đất và người Nam Bộ.
Liên hệ
Nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam
Ấp 4, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Tham quan miễn phí