Tiểu sử danh nhân

Vùng đất Nam Bộ

Đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nơi sản sinh những người con ưu tú góp phần làm rạng danh Tổ quốc. Vì vậy, dự án đã số hóa, lưu giữ lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý, giúp cho học sinh, sinh viên, những nhà nghiên cứu và người quan tâm, có mong muốn tìm hiểu về những người anh hùng dân tộc và công cuộc cách mạng đóng góp lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nguyễn An Ninh

Nguyễn An Ninh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại Hóc Môn – Gia Định. Cha và chú của Nguyễn An Ninh là cụ Nguyễn An Khương và Nguyễn An Cư đều là hai nhà Nho, nhà văn danh tiếng, bạn của nhiều chí sĩ yêu nước lớn và hành nghề thuốc Đông y có tiếng ở Sài Gòn – Gia Định xưa. Thân mẫu của ông là cụ Trương Thị Ngự – con một gia đình giàu có, danh giá ở Chợ Lớn thời đầu thế kỷ XX. Cụ Trương Thị Ngự sau này được Nhà nước phong tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Từ một sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn An Ninh trở thành một chiến sĩ, một lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào yêu nước Việt Nam trong suốt gần 2 thập kỷ (từ 1923 đến 1943). 

Nhà văn Sơn Nam

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11/12/1926 tại An Biên, Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) là một nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nổi tiếng. 

Hơn 80 năm tại thế, di sản mà nhà văn Sơn Nam để lại cho đời là kho kiến thức phong phú đến mức những người làm công tác nghiên cứu văn hóa, lịch sử của người và đất phương Nam từ thời khẩn hoang…. gọi đó là một gia tài vĩnh cửu.

Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tên khai sinh là Nguyễn Đình Chiểu được sinh ra tại sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Nguyễn Đình Chiểu, tục gọi là cụ đồ Chiểu, là một nhà thơ lớn của Nam Kỳ trong nửa cuối thế kỷ 19. Vào ngày 24/11/2021, ông được UNESCO công nhận là Danh Nhân Văn Hoá Thế Giới. Năm 1990, khu lăng mộ của ông đã được nhà nước công nhận là Khu di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Nguyễn Hữu Thọ

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là người con ưu tú của Long An, tham gia cách mạng năm 1947, nhiều lần bị địch bắt, tù đày nhưng điều đó không ngăn được ông đi theo con đường giải phóng dân tộc. Sau khi đất nước thống nhất, ông có nhiều đóng góp to lớn cho nước nhà, được bầu giữ nhiều chức vụ quan trọng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác cả trong và ngoài nước.

 

Chúng tôi đang tiếp tục cập nhật các danh khác

Liên hệ đề xuất

Chúng tôi đang tiếp tục cập nhật các danh khác. Tuy nhiên, nếu bạn đã có nguồn dữ liệu đã xác thực và muốn đưa lên website này, hãy bấm nút liên hệ để chúng ta có thể nhanh chóng làm việc với nhau.