Danh nhân Nam Bộ
Nguyễn Đình Chiểu
Giới thiệu về
danh nhân
Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm có giá trị vào kho tàng văn học Việt Nam. Ông được biết đến là một người có lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc, ông còn là thầy thuốc. Ông là một tấm gương sáng trong lòng người dân bởi sự kiên cường vượt lên nghịch cảnh và tâm hồn yêu nghệ thuật sâu sắc. Sự nghiệp văn học nổi bật qua tập truyện nổi tiếng đến ngày nay “Truyện Thơ Lục Vân Tiên”. Ngày 23/11/2021, Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Hành trình của cụ "Đồ Chiểu"
1822
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822 tại quê mẹ là làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường Cầu Kho, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
1833 - 1840
Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm 1833, con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem con ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định.
1843
Sau tám năm chăm chỉ học hành, năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định. Tại trường thi Hương Gia Định khoa thi năm Quý Mão (1843), Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú Tài, năm ấy ông được 21 tuổi. Khi ấy một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.
1848
Trong thời điểm đang quá trình ôn luyện để chờ khoa thi Tiến sĩ vào năm Kỷ Dậu ở Huế, ngày 31/12 Nguyễn Đình Chiểu nhận được tin dữ mẹ ruột qua đời. Ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương Nguyễn Đình khóc mẹ, phần khác vì vất vả và thời tiết thất thường nên lúc đến Quảng Nam ông bị ốm nặng và lâm cảnh mù lòa.
1851
Trong thời gian bị bệnh, ông ngự tại nhà ông lang Trung tại Quảng Nam để dưỡng bệnh và cũng tại đây ông học được nghề thuốc. Năm ấy Nguyễn Đình Chiểu 27 tuổi. Ông mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.
1854
Nguyễn Đình Chiểu lập gia gia đình cùng Lê Thị Điền.
1858
Quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt Nam, Pháp vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào, và thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác bài thơ “Chạy giặc”.
1861
Vào ngày 16/12 những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 15 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.
1862
Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào “tỵ địa”, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre). Chia tay với bạn bè thân quen, để tưởng niệm khoảnh khắc đó ông đã sáng tác bài thơ “Từ biệt cố nhân”.
1863 - 1864
Sau khi về đến Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa.
1864
Vào tháng 8 năm này, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công là Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết ở Ao Đình; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và 12 bài thơ liên hoàn để điếu.
1888
Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời vào ngày 3 tháng 7 tại Ba Tri ̣̣(Bến Tre), kết thúc 66 năm cuộc đời thăng trầm với trái tim yêu văn học, trung nước thương dân.
Tác phẩm
Một vài dòng giới thiệu về các tác phẩm của danh nhân.
Truyện Lục Vân Tiên
Thơ văn yêu nước
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
"Nguyễn Ðình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, là nhà thơ lớn của nước ta, là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc. Trước tác của Nguyễn Ðình Chiểu đã cho thấy những đóng góp lớn lao của ông đối với văn học nước nhà."
Cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng
khám phá
Thư viện danh nhân
Danh sách các danh nhân trong dự án đã thực hiện số hoá về thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan. Bạn có thể xem hoàn toàn miễn phí và xem các triển lãm ảo số hoá từ không gian thật.